Tiểu Sử Các Thầy Cô

Thầy Cô HT 1971

Thầy Cô Hàn Thuyên 1971


 

Cô Nguyễn Thị Kim Lan 

 

CoKimLan1

CoKimLan2

 

 


 

Thầy Nguyễn Quảng Tuân

 

Sài Gòn 02.4.2016

Sơ lược tiểu sử và những nét chính về công trình nghiên cứu chữ Nôm, chữ Hán và Kiều của thầy Nguyễn Quảng Tuân:

Thầy được các nhà nghiên cứu, các học giả như Giáo sư Tiến sĩ Trần Văn Khê, Giáo sư John Balaban, Giáo sư Trần Thanh Đạm…vinh danh là: Học giả, Nhà Kiều học Nguyễn Quảng Tuân.

Học giả, Nhà Kiều học Nguyễn Quảng Tuân sinh ngày 11.6.1925 tại Bắc Ninh. Học trường Bưởi tại Hà Nội.

Thầy đã dạy ở các trường:
- Trường Trung học Ngô Quyền (Hải Phòng) từ năm 1949.
- Trường Trung học Võ Tánh (Nha Trang) năm 1954.
- Hiệu trưởng trường Trung học Duy Tân (Phan Rang) từ 1955 đến 1964: 10 năm. Trong thời gian 10 năm này thầy đã biên soạn bộ sách giảng văn bậc trung học từ lớp 6 đến lớp 12.
- Phó Giám đốc Trung tâm Giáo dục Hàn Thuyên (Nha Trang) 1964.
- Năm 1973 làm Thanh tra đặc biệt Bộ Quốc gia Giáo dục Sài Gòn.
- Năm 1975 thầy không dạy nữa mà chỉ ở nhà đọc sách và nghiên cứu về Hán Nôm.

Hơn 40 năm qua Học giả, Nhà Kiều học Nguyễn Quảng Tuân đã dày công sưu tầm, nghiên cứu và biên soạn 30 công trình nghiên cứu về Hán Nôm, các văn bản cổ, ca trù …nhất là Truyện Kiều. Ông là Nhà Văn, Nhà Thơ đã biên soạn và đăng 400 bài báo liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu và phổ biến văn hóa Việt Nam. Học giả Nguyễn Quảng Tuân đã được trao giải thưởng Balaban do “Hội Bảo tồn di sản chữ Nôm” của Hoa Kỳ trao tặng ngày 31/10/2010. Đây là giải thưởng cao quý dành cho những người đã có công đóng góp quan trọng to lớn trong việc bảo tồn và phát huy di sản chữ Nôm.

Thầy đã từng đi từ Âu sang Á như Anh, Pháp, Đức, Mỹ, Nhật, Trung Quốc để sưu tầm các tư liệu quí hiếm về Hán Nôm và Kiều Nôm. Thầy rất thương yêu, quí mến, giúp đỡ tận tình bạn bè, học trò. Đối với thầy ngôi trường Hàn Thuyên là đẹp nhất trong các trường mà thầy đã dạy vì có nhiều cây xanh đẹp, nên thơ, nhiều bóng mát. Học trò trường Hàn Thuyên chăm ngoan, lễ độ và rất thương yêu quí trọng thầy cô.

Hiện nay thầy ở tại :
Số 53 đường Đinh Tiên Hoàng, phường Đa Kao, Quận 1, TP HCM.
Số điện thoại nhà: (08) 38292369.
Địa chỉ email: anthu@hcm.vnn.vn.

Thầy Cô sống với một người con gái rất hạnh phúc.

Cô năm nay đã 85 tuổi.Thầy Cô còn minh mẫn, tuy có lúc thầy cũng hay quên vì đã 91 tuổi rồi.
Thầy Cô lập gia đình năm 1951. Có 7 người con. Có 6 người hiện đang ở nước ngoài.

Đây là một chút tóm tắt về Thầy Nguyễn Quảng Tuân mà Cô Bưởi góp nhặt được từ các quyển sách mà Thầy tặng cho Cô Bưởi lúc Thầy Cô đến nhà Cô Bưởi ngày 20.11.2011 và lúc Cô Bưởi đến thăm Thầy Cô.

 

 

 

ThayNguyenQuangTuan


 

Cô Micciolo

 

From: Perrier Noëlle <noeperrier@orange.fr>
Sent: Monday, May 2, 2016 4:29 PM
Subject: à mes anciens élèves

Bonjour An,

Merci pour les photos que j'ai scrutées avec attention. Je ne reconnais personne malgré les prénoms mais ça me réjouit tout à fait de penser que ce sont mes bons élèves de Nhatrang !

Pour répondre aux questions de ton message :

J'ai enseigné au CFNT de 1969 à 1972 et à HanThuyen de 1972 à 1975.

J'ai quitté Nhatrang mi-avril 1975 et Saigon une semaine après.

En 1975-76, j'ai passé une année en France, à enseigner en banieue parisienne à une classe de petits vietnamiens récemment arrivés. C'est là que les parents n'ont pas voulu que je célèbre le Tet dans la classe, ils souhaitaient que les enfants s'adaptent très vite à leur nouvelle vie.

Le VietNam m'a laissé des souvenirs très forts.

Au début,j'étais choquée quand les parents, les commerçants semblaient vivre comme si la guerre n'existait pas. Moi, je souhaitais en parler, connaitre ses effets sur la vie des familles. Mais sans doute était-ce normal vis-à-vis d'une nouvelle venue.

J'ai beaucoup admiré Nhatrang, entre mer et montagne, avec les iles à l'horizon. J'ai aimé les rues, les filles à vélo en ao-dai blanc, les hommes à moto transportant des tonnes de produits variés, j'ai aimé aller au marché, au cinéma voir les films de Bruce Lee, j'ai pris de leçons de viet vo dao, j' ai aimé les fêtes, le Tet surtout mais aussi la fête de la mi-automne avec ses lampions et ses délicieux gâteaux. En fait, j'ai tout aimé sauf la guerre.

J'ai beaucoup voyagé à travers le pays dont les paysages me fascinaient : toute la côte, depuis le delta jusqu'à Hué (et même jusqu'à la ligne de démarcation au 17e parallèle où j'ai vu le drapeau vietcong de l'autre côté), les hauts plateaux où j'ai souvent logé chez les planteurs de café ou les missionnaires (Dalat, Ban Me Thuot, Pleiku, Kontum). Tout m'intéressait, surtout les gens et leur mode vie.

A l'école Han Thuyen, je trouvais adorables mes jeunes élèves, si respectueux, si souriants tout en étant si sérieux au travail. J'aimais beaucoup quand ils sautaient dans leur tongs pour venir au tableau. J'ai toujours eu envie de vous apprendre à chahuter mais je n'ai pas osé le faire !

Les collègues vietnamiens avaient une haute idée de leur mission d'enseignant et je comprenais le respect qui leur était porté. Ce n'est pas le cas partout ! A coup sûr, ils ont beaucoup fait pour hisser haut le niveau scolaire de leurs élèves. J'y pense quand je vois la réussite des vietnamiens installés dans le monde entier.

Après 1976, j'ai enseigné en Australie pendant 4 ans puis 2 ans en Roumanie.

De retour en France, je me suis spécialisée dans l'enseignement aux adolescents (14-18 ans) en difficulté (cas sociaux, délinquants...). C'était assez dur mais j'ai bien aimé car, quand un élève réussit, on sait qu'on y est pour beaucoup.

J'ai pris ma retraite en 2000 et j'ai profité de ma nouvelle disponibilité pour être très active - bénévolement - dans plusieurs associations : un conseil de quartier dans mon arrondissement à Paris - une librairie solidaire - et j'ai été déléguée départementale de l'éducation nationale; et aussi impliquée dans quelques autres petites associations.

Au bout de 15 ans, fatiguée et déprimée par la mort de mes meilleures amies, j'ai quitté Paris pour me réinstaller dans ma ville natale où j'ai une sœur de 84 ans.

Ici, je fais partie d'un petit groupe qui a le projet de créer une université d'éducation populaire.

Et je prends - enfin ! - du temps pour moi : cinéma, lecture, expositions, conférences... J'attends le soleil, la chaleur ,pour profiter des superbes promenades à faire dans les montagnes du Jura.

Voilà, vous savez presque tout de votre vieille prof et surtout qu'elle a été très marquée par ses années à Nhatrang dont elle n'a rien oublié.

J'ai aimé le VietNam,, j'ai aimé Nhatrang et je vous ai tous aimés.

Noëlle

 


 

Cô Trương Minh Nhựt

 

 

Dạy Hàn Thuyên từ 1973-1975

Dạy Anh Văn các lớp 9 - 10

Hiện sống tại Strafford, Virginia với thầy là cựu thiếu tá Hải Quân QLVNCH (tên Nguyễn Văn Anh). Có 2 cháu trai. Cô là Phật tử thuần thành ăn chay trường và ít ra ngoài.

 

 

 

 


 

Cô Nguyễn Thị Bưởi

 

CoNguyenThiBuoi

 


 

Cô Nguyễn Thị Đăng Hà

 

CoDangHa


 

Cô Lê Thị Kim Giám 

CoKimGiam1

CoKimGiam2

 

 


 

Cô Phạm Thị Quyên

 

CoPhamThiQuyen


 

Cô Nguyễn Cát Thu Tâm

 

CoNguyenCatThuTam

 


 

Cô Nguyễn Thị Thuý

 

 

CoNguyenThiThuy


 

Cô Trần Thị Tây Phương

 

 

CoTranThiTayPhuong


 

Cô Nguyễn Thị Kim Yến

 

 

CoNguyenThiKimYen


 

Cô Hồ  Thị Minh Châu

 

 

CoHoThiMinhChau


 

Cô Phan Thị Diệu Phước

 

 

CoPhanThiDieuPhuoc


 

Cô Phạm Thị Quyên

 

CoPhamThiQuyen

 


 

Thầy Nguyễn Văn Bửu

 

ThayNguyenVanBuu

 


 

Thầy Nguyễn Văn Cận

 

 

ThayNguyenVanCan


 

Thầy Hồ Sĩ Châm

 

 

ThayHoSiCham


 

Thầy Nguyễn Văn Chước

 

 

ThayNguyenVanChuoc


 

Thầy Đoàn Công Huy

 

 

ThayDoanCongHuy


 

Thầy Trương Khắc Nhượng

 

ThayTruongKhacNhuong

 


 

Thầy Võ Văn Ri

 

 

ThayVoVanRi


 

Thầy Trần Công Thảo

 

ThayTranCongThao

 


 

Thầy Vĩnh Diêu

 

 

ThayVinhDieu


 

Thầy Nguyễn Kim Ngân

 

 

Ngày sinh 22/9/1949
Quê quán Diên Thạnh, Diên Khánh, Khánh Hòa
Môn dạy Pháp Văn
Thời gian tháng 11/1974 - tháng 4/1975
Lớp nào lớp 7a và 7c
Sinh hoạt hiện tại Tại nhà:Dịch sách, làm vườn. Xã hội: tham gia sinh hoạt với anh em cựu học sinh trường Sao Biển (gần Hòn Chồng) ngày xưa.
Địa chỉ 416 Tỉnh lộ 2, Diên lạc, Diên Khánh, Khánh hòa. Email: kimngan492003@gmail.com. Ddtdđ: 01658227502
Suy nghĩ về nhà trường và học sinh cũ

Nhà trường ở vị trí lý tưởng, gần biển mát mẽ, nhiều cây xanh. Giáo viên người Pháp rát giỏi và tận tụy với học sinh. Giáo viên người Việt hòa đồng thương yêu nhau, giúp đỡ nhau, gắn bó với nhau, dễ nhận thấy nhất là khi anh em công tác dọn dẹp trường lớp sau tháng năm 1975 (vì nhà trường đón tiếp đồng bào nạn nhân của cuộc chiến) và khi toàn bộ giáo viên cũ chuyển qua trường Tân Lập vào năm 1976.

Học sinh lễ phép với thầy cô, có nề nếp tốt, ăn mặc sạch sẽ, hầu hết được giáo dục từ các lớp tiểu học của trường đi lên. Do đó, học sinh rất giỏi, nói tiếng Pháp như người Pháp vì học tiếng Pháp từ khi mới vào lớp nhỏ nhất. Học sinh ở ngoài vào cấp hai phải là học sinh cũ của các trung tâm khác (Đà Nẳng, Đà Lạt, Sai gòn) và có giấy chứng nhận của bộ trưởng bộ giáo dục. Tài liệu giảng dạy tiếng Pháp đầy đủ. Có lẽ không trường nào ở Nha Trang có thư viện phong phú như ở TTGD Hàn Thuyên,

Vài kỷ niệm về trường và học trò Mặc dù tôi không công tác lâu, nhưng khi rời trường để nhập ngũ (không thành), một số học sinh lớp 7a đã dành cho tôi những tình cảm thầy trò sâu đậm bằng một buổi party tạm biệt . Kỷ niệm này tôi không bao giờ quên trong cuộc đời. Tôi vẫn còn giữ món quà ngày xưa của các em: quyển sách dạng bỏ túi Odes et ballades của tác giả Victor Hugo.

 

Comments are closed.